Pages

Cơ sở chuyên sản xuất thiết bị và đồ chơi mầm non
Điện thoại: 0961.246.116 * 0421.207.666
Web tham khảo: http://dochoihahuy.com/
Văn phòngsố 20A Xóm Cầu, phố Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Xưởng sản xuất: Lô E7 Cụm KCN Hà Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Lợi sữa sau sinh từ thực phẩm tự nhiên (tảo mặt trời).

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất đối với trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ chứa đầy đủ chất béo, tinh bột, đạm, các vitamin và khoáng chất cần cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, sữa mẹ còn là một loại “kháng sinh” tự nhiên tuyệt vời, bảo vệ hệ miễn dịch non nớt của bé khỏi các tác hại của môi trường xung quanh. Chính vì thế mẹ luôn mong muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, mong muốn đó không phải mẹ nào cũng có được, một vài nguyên nhân đó là tình trạng ít sữa, tắc sữa, mất sữa ở một số mẹ sau sinh và cho con bú, khiến các mẹ không có đủ lượng sữa để cung cấp cho con.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ, trong đó quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi. Để lợi sữa, nhiều mẹ tìm đến phương pháp dân gian như ăn nhiều cá chép, mè, chân giò heo… có tác dụng giúp lợi sữa. Tuy nhiên, ăn nhiều món ăn này trong một thời gian dài làm các mẹ dễ ngán, khó ăn, tăng cân khó kiểm soát do các món này có rất nhiều mỡ.

Cốm lợi sữa cũng là một giải pháp cho các mẹ ít sữa. Các loại cốm lợi sữa này có thể giúp các mẹ tiết sữa nhiều hơn. Tuy nhiên, song song với việc sử dụng cốm lợi sữa, các mẹ vẫn cần bổ sung các chất dinh dưỡng qua các loại thực phẩm hàng ngày để tăng “chất” cho nguồn dinh dưỡng thiết yếu này cho bé vì đa số các loại cốm lợi sữa chỉ có tác dụng tăng tiết sữa chứ không làm tăng chất lượng sữa cho các mẹ. Một giải pháp toàn diện hơn, giúp lợi sữa cả về chất và lượng đó là Tảo Mặt trời Spirulina (Tảo Spirulina) – loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên, được tổ chức Y Tế Thế Giới, tổ chức Nông Lương Thế Giới, Liên Hợp Quốc khuyên dùng. Tảo Mặt trời Spirulina là một giải pháp lợi sữa tuyệt vời cho các mẹ đang cho con bú vì:

Trong Tảo Mặt trời chứa hơn 100 vi chất dinh dưỡng: đạm (được tổng hợp từ 18 trong tổng số 20 axit amin, đảm bảo cung cấp 8 axit amin cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua thức ăn hàng ngày), vitamin, chất khoáng với hàm lượng cao hơn nhiều trong các loại thực phẩm thông thường, kết hợp với lượng lớn các chất chống oxi hóa và axit béo không no GLA (omega 6) tự nhiên – chỉ có trong sữa mẹ, Tảo Spirulina và một số loại hạt, giúp các mẹ có nhiều sữa đồng thời cải thiện chất lượng sữa mẹ một cách đáng kể: đặc hơn, nhiều dưỡng chất hơn.

Ngoài ra, axit béo không no GLA (omega 6) và các chất chống oxi hóa  trong Tảo Mặt trời, còn giúp  tăng cường hệ tim mạch cho mẹ và bảo vệ hệ miễn dịch cho bé.

Tảo Mặt trời chứa các chất chống oxi hóa tự nhiên như Phycocyanin, Chlorophyll, Beta-carotene... cao, có tác dụng thanh lọc, giải độc cho cơ thể, đốt cháy mỡ thừa, giúp các mẹ nhanh chóng lấy lại sức khỏe và vóc dáng thon gọn sau khi sinh bé.

Tảo Mặt trời chứa đầy đủ các vitamin nhóm B từ B1 – B12, và Tryptophan, Phenylalalin là hai axit amin rất quý giúp an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi cho hệ thần kinh, hỗ trợ vấn đề thường gặp của các mẹ là việc thức dậy nhiều lần trong đêm để trông bé, thêm vào đó, các stress trong công việc và quá trình mang thai, sinh nở, làm các mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự tiết sữa.

Tảo Mặt trời hoàn toàn không chứa chất béo, đường, tinh bột,  là nguồn dinh dưỡng lý tưởng giúp các mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. Uống Tảo Mặt trời trước bữa ăn chính, các mẹ có thể giảm bớt lượng thức ăn nhiều chất béo, năng lượng mà không lo thiếu chất, ảnh hưởng đến chất lượng sữa của con.

Tảo Mặt trời là nguồn dinh dưỡng đủ chất, bổ sung thêm cho các mẹ sau bữa ăn hàng ngày, để tăng cân cho các mẹ gầy do suy nhược sức khỏe sau khi sinh (các mẹ muốn tăng cân cần uống Tảo Mặt trời ngay sau bữa ăn 5 – 10 phút, để bổ sung dinh dưỡng cùng các bữa ăn hàng ngày, đồng thời, đẩy mạnh khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn từ bữa chính, giúp cơ thể nhận được nguồn dưỡng chất tăng cường và đầy đủ để tăng cân khỏe mạnh)

Đặc biệt hàm lượng kẽm trong Tảo Mặt trời giúp mẹ bầu giảm cảm giác nghén,  bà mẹ sau sinh tăng hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, ăn uống tốt hơn và giúp bé phát triển đầy đủ cả về cân nặng và chiều cao.

Tảo Mặt trời Spirulina không những giúp các mẹ tăng tiết sữa, cung cấp nguồn sữa chất lượng cho bé, nhiều dưỡng chất mà còn rất an toàn, không có tác dụng phụ.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Phòng cúm cho bà bầu

Sức đề kháng chính là yếu tố chống lại các tác nhân xâm nhập, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ thể. Trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa như thời điểm hiện nay, bà bầu rất dễ bị ốm bởi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn bên ngoài có cơ hội tấn công và gây bệnh.

Các triệu chứng nhiễm bệnh đi kèm như hắt hơi, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu… thực sự khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con trong thời điểm hiện tại vô cùng quan trọng. Những mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng cơ thể và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Đảm bảo chất dinh dưỡng
Nếu chế độ dinh duong cho ba bau cân bằng và đảm bảo thì có thể nâng cấp đường hô hấp của mình. Các bà bầu chú ý bổ sung trong bữa ăn những thực phẩm chứa kẽm bởi khi thiếu kẽm, chức năng “phòng ngự” của đường hô hấp kém hơn. Các thực phẩm giàu chất kẽm thường có trong: [i]hải sản, thịt nạc, thịt bò, lạc, khoai lang và các loại hạt đỗ, đậu.[/i]

Ngoài ra, vitamin C cũng giúp loại bỏ các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời phòng chống bệnh đường hô hấp, xây dựng một hệ thống miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống chọi lại với bệnh tật.  Vì vậy, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, bưởi, cam quýt, súp lơ, ớt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu… là các bà bầu đã tự nâng cao sức đề kháng “vô địch” cho mình rồi!

Ưu tiên sữa chua
Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, bà bầu mỗi ngày ăn một hộp sữa chua ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cảm cúm khi mang thai. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể, ngăn ngừa sự xâm nhập của các virus gây bệnh vào cơ thể. Vì thế, các bà bầu đừng quên bổ sung thực phẩm có lợi này nhé!

Bổ sung tỏi
Rất nhiều nghiên cứu từng khám phá ra rằng tỏi có thể làm tăng nhanh tốc độ hồi phục sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại những cơn cảm lạnh thông thường, ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Tỏi cũng có thể có thể giúp chống lại nhiễm trùng vòm họng mỗi khi bạn bị cảm lạnh.

Thành phần allicin có nhiều trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn cao. Loại tỏi được dùng thường xuyên trong các món ăn là một chất phòng và điều trị cảm cúm khá tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và virus.

Các bà bầu có thể dùng dung dịch tỏi để tránh cảm cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi pha uống với nước. Mặc dù mùi vị hăng hăng ban đầu của tỏi xông lên có thể hơi khó uống một chút nhưng hiệu quả đem lại rất lớn. Hoặc cách khác là trong quá trình nấu nướng (xào rau muống, xào thịt bò…) nên cho tỏi nhiều hơn, bữa ăn hàng ngày có thêm món dấm tỏi nữa cũng là cách hiệu quả phòng tránh cúm lúc giao mùa.

Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối
Bà bầu cần vệ sinh mũi, họng thường xuyên vài lần/ngày bằng nước muối. Mỗi sáng sớm thức dậy dùng nước muối để súc miệng, sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng, lợi. Bởi vì trong thời kỳ mang thai, nếu chảy máu chân răng sẽ dễ mắc chứng viêm lợi.

Không quên uống nước
Uống nhiều nước có hiệu quả rất tốt để phòng chống cảm và viêm họng,vì thế khi mang thai, thai phụ nên uống tối thiểu từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày. Nước sẽ có tác dụng thải độc, thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp thai phụ phòng chống bệnh.

Tập luyện, hít thở không khí trong lành
Tập luyện thể dục thể thao là con đường tốt nhất để nâng cao khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể, cho nên phụ nữ có thai cần kiên trì tập luyện bằng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp trong suốt cả quá trình mang thai.

Thời tiết mùa thu khô hanh khiến nhiều thai phụ ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm cúm do virus gây bệnh và các loại vi khuẩn độc hại khác có khả năng sống sót trong những căn phòng khô hoặc những nơi ẩm thấp trong nhà. Trừ những ngày quá lạnh, nếu không, các mẹ cũng nên duy trì hoạt động đi bộ ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm.

Ngoài ra, bà bầu nên để cho ngôi nhà cũng như phòng ở luôn được hấp thụ không khí trong lành, thoáng mát. Khi ngủ, các mẹ hãy để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh và để thốc thẳng trực tiếp vào mặt.

Tránh chỗ công cộng
Để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, ngoài chế độ dinh duong cho ba bau đầy đủ, tinh thần tốt, bà bầu cũng không nên tiếp xúc với môi trường dễ có nguy cơ lây nhiễm cúm. Nên tránh hoặc hạn chế đi đến chỗ đông người hoặc nơi công cộng, bởi vì người càng đông thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh càng cao.

Điều quan trọng nhất là khi thay đổi thời tiết, không khí se se lạnh, bà bầu nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa khi đang mang thai. Những tháng sắp tới nắng mưa thất thường nên nếu như công việc cần thiết phải đi xa, các bà bầu nên cẩn thận mang theo bên mình chiếc ô dù hoặc một chiếc áo mưa.

Việc phòng bệnh là rất cần thiết cho các bàu bầu đang trong quá trình bầu bí. Ngay từ bây giờ, bà bầu nên trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ, tạo cho mình thói quen ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để có sức đề kháng tốt giúp tránh xa bệnh tật nhé!

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Bài thuốc cho trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng trẻ em Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường) làm tỳ vị bị tổn thương; do chăm sóc không đúng cách hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển sinh lý của trẻ nhỏ làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.

Khi mới mắc, trẻ hơi gầy, kém ăn hoặc ăn nhiều, đi cầu nhiều, phân khi lỏng khi đặc, đầy bụng, có thể sốt nhẹ, miệng khát, lòng bàn chân, bàn tay nóng, người bứt rứt, hay khóc, ngủ không yên, rêu lưỡi hơi vàng, mạch tế hoạt. Nặng hơn trẻ miệng khô, khát nước, sôi bụng, tiêu chảy, có khi táo bón, bụng to, gân xanh nổi lên, nước tiểu đục trắng, rêu lưỡi trắng. Trẻ suy dinh duong lâu ngày làm người gầy, bộ mặt nhăn nheo như người già, tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém, tiếng khóc nhỏ, rêu lưỡi mỏng khô, lông tóc khô; kèm theo da khô, loét niêm mạc, loét miệng, lắng đọng sắc tố, tử ban, phù thũng...

Phương pháp điều trị: Trước hết phải tiêu tích (tiêu đồ ăn bị tích trệ), tiếp đến tẩy trùng tích (trừ giun sán), sau đó bổ hư lý tỳ điều vị. Dùng các bài thuốc sau:

Bài 1: “Tiêu cam lý tỳ thang”: tam lăng 2g, thanh bì 4g, lô hội 0,2g, sử quân tử 4g, hoàng liên 4g, thần khúc 6g, nga truật 4g, trần bì 4g, binh lang 2g, cam thảo sống 4g, mạch nha 6g. Sắc 3 lần, hợp lại, chia uống 3 lần trong ngày, nên dùng nước đăng tâm thảo và đại táo làm thang. Dùng khi bệnh mới phát, do tích trệ, phần nhiều thuộc thực chứng.

Bài 2: “Sử quân tử tán”: sử quân tử ngâm, ủ, bóc vỏ lụa và cắt phần đầu nhọn. Tất cả sấy khô, tán bột, ngày uống 2 - 4g, uống lúc đói. Tác dụng tẩy trùng tích (giun sán).

Bài 3: “Sâm linh bạch truật tán”: bạch biển đậu 20g, nhân sâm 40g, bạch linh 40g, bạch truật 40g, cam thảo 40g, hoài sơn 40g, liên nhục 20g, cát cánh 20g, ý dĩ 20g, sa nhân 20g. Tất cả tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 - 8g tùy theo tuổi. Tác dụng bổ hư điều vị.

Bài 4: “Tập thành hoàn gia giảm”: lô hội 0,8g, ngũ linh chi 4g, dạ minh sa 4g, trần bì 6g, xuyên khung 8g, xuyên quy 8g, mộc hương 6g, sử quân tử 8g, nga truật 6g, hoàng liên 6g, thịt cóc 12g, thanh bì 6g. Tất cả tán nhỏ, trộn với nước mật lợn làm viên, ngày uống 4 - 6g. Chữa chứng cam ở các tạng phủ

Chăm sóc dinh dưỡng cho từng cột mốc phát triển của trẻ

Khi con cất tiếng khóc chào đời, mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ là cân nặng, chiều dài nhưng cầm nắm, lật bò, lò dò tập đi, bi bô cười nói; rồi tò mò, khám phá, sáng tạo… và đó là những cột mốc phát triển cũng rất cần được phụ huynh chú ý.

Theo GS.TS.Nguyễn Gia Khánh, Phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam: Từ xưa, ông bà ta đã có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Đây chính là những cột mốc cha mẹ dựa vào đó để biết được con mình lớn lên thế nào? Trong khi đó, ngày nay, chúng ta thường đánh giá sự phát triển của trẻ dựa vào chiều cao, cân nặng mà không hiểu thấu đáo cả quá trình phát triển toàn diện thể chất, tâm thần, vận động”.

Đứng trên góc độ của một chuyên gia tâm lý lâm sàng nhi khoa, BS.Hoàng Vũ Quỳnh Trang, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM cho rằng: “Cha mẹ nào chỉ nghĩ đến việc mỗi bữa làm sao nhồi nhét cho trẻ đầy chén cháo mới thành công là sai lầm. Và nếu lại không quan tâm đến những phát triển vận động như: chạy nhảy, cầm nắm hay những vui-buồn, sự tương tác với cha mẹ và môi trường xung quanh… thì những sự chăm sóc “lệch pha” này dễ gây tổn thương đến sự phát triển tâm lý của trẻ”.

Cột mốc phát triển là các hành vi hoặc các kỹ năng thể chất được quan sát ở những em bé sơ sinh và trẻ nhỏ khi chúng lớn lên và phát triển. Tại mỗi cột mốc phát triển, luôn có những giới hạn tuổi trên và dưới để theo đó trẻ có thể đạt được cột mốc đó. Ví dụ, trẻ biết đi sớm nhất là ở 8 tháng tuổi và muộn nhất là 18 tháng tuổi, điều đó được xem là bình thường.

Theo phân tích của các chuyên gia thì rõ ràng, trẻ em không chỉ lớn lên theo độ tuổi mà còn lớn lên theo từng cột mốc. Lấy dấu ấn phát triển nổi trội nhất trong từng giai đoạn làm cơ sở, cùng với việc đặt quyền lợi của trẻ và sự quan tâm, mong mỏi của phụ huynh đối với sự phát triển của con em mình làm mục tiêu, các chuyên gia đã đồng thuận đưa ra cách chia cột mốc phù hợp cả 3 lĩnh vực nhi khoa, tâm lýdinh dưỡng như sau: Mang thai (giai đoạn mang thai), Mau lớn (0 - 6 tháng), Tập đi (6 - 12 tháng), Tò mò (1 - 2 tuổi), Khám phá (2 - 4 tuổi) và Sáng tạo (4 - 6 tuổi).  Những cột mốc phát triển này là cách đánh giá ngắn gọn và tiện lợi mức độ hoặc tỉ lệ phát triển của mỗi đứa trẻ trong một khoảng thời gian.

Rõ ràng, về phương diện chuyển hóa, tất cả các giai đoạn phát triển cần sự thay đổi của tế bào và mô (cơ và xương phát triển, điều hòa sự vận động tự động của hệ cơ, não bộ tăng trưởng và mạng lưới dẫn truyền xung động thần kinh hiệu quả). Tất cả những sự thay đổi này đòi hỏi sự trợ giúp tốt nhất có thể, từ chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng tốt, cung cấp môi trường học tập đến dinh duong.

Như vậy, sự hòa nhập xã hội từ khi còn là “mầm sống nhỏ nhoi” trong bụng mẹ cho đến lúc sinh ra và lớn lên là cả một quá trình “học hỏi”. Chính giai đoạn đầu đời là khoảng thời gian quan trọng, cốt yếu cho việc hòa nhập xã hội của trẻ. Cha mẹ và những người xung quanh cần tạo cho trẻ những sự trợ giúp tốt nhất có thể và phù hợp với từng cột mốc phát triển để bé yêu luôn phát triển một cách tối ưu nhất.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Phụ nữ mang thai bị thủy đậu rất dễ sẩy thai

Dịch bệnh thủy đậu đang bùng phát mạnh ở Hà Nội, không chỉ trẻ em mà nhiều người lớn cũng mắc bệnh, trong đó có không ít sản phụ đang mang thai.

Theo các chuyên gia sản khoa, phụ nữ mang thai bị bệnh thủy đậu rất dễ bị biến chứng nặng. Biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi với khoảng 10-20%, trong số đó tỉ lệ tử vong đến 40%. Bệnh còn có thể lây truyền cho thai qua nhau thai.

Nếu rơi vào 3 tháng đầu, đặc biệt là tuần lễ thứ 8-12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần. Ngoài ra, có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu.

Trong 3 tháng giữa, đặc biệt là tuần 13-20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ bé sơ sinh tử vong lúc này là 25-30% số trường hợp bị nhiễm.

Khi mắc bệnh thủy đậu, thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Nếu sốt, có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Cần giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm. Vì nguy cơ cao do biến chứng của bệnh thủy đậu, các thai phụ khi mắc bệnh cần được khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách tốt nhất là phụ nữ chưa tiêm phòng vaccine hay chưa bị mắc thủy đầu lần nào trước khi mang thai nên tiêm phòng vaccine thủy đậu.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Thực phẩm cần có trong thực đơn của bà bầu bị tiểu đường

Các loại thực phẩm rất có ích trong việc giúp bà bầu giảm lượng đường trong máu.

Trong thai kỳ, nếu chẳng may bị tiểu đường, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và bản thân như: tăng huyết áp, viêm bể thận, biến chứng thai kỳ, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hậu sản, viêm tuyến vú… Ngoài ra, khả năng vỡ ối và sinh non của những mẹ bầu mắc chứng tiểu đường cao gấp 10  lần so với các bà mẹ bình thường khác.

Vì vậy, ngoài việc chú ý giữ gìn sức khỏe, tăng cường rèn luyện thân thể, mẹ bầu bị tiểu đường hoặc có lượng đường trong máu cao hơn bình thường cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Những thực phẩm dưới đây được các bác sĩ đánh giá là tốt và phù hợp với chế độ dinh duong cho ba bau bị tiểu đường.

Khoai lang
Khoai lang có tác dụng hạ đường huyết và kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, ăn khoai lang cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón thai kỳ.

Hành tây tím
Trong hành tây tím có chứa nhiều hóa chất tự nhiên có tác dụng cao trong việc hạ đường huyết, giảm mỡ máu, chống viêm, chống hen suyễn… Hành tây tím có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Rong biển
Hàm lượng vitamin, protein, carotein… trong rong biển tương đối phong phú, đặc biệt chứa rất ít đường nên có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu. Rong biển có thể chế biến thành nhiều món chay, mặn khác nhau. Đặc biệt, rong biển nấu canh rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Cà rốt
Cà rốt có nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho… Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19mg canxi, 32mg photpho, 233mg kali, 7mg vitamin C, 7gr carbonhydrat, 5gr đường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm, 6000mcg vitamin A, 40 calori, không có chất béo hoặc cholesterol. Vì thế, không những chữa trị hiệu quả chứng táo bón trong thai kỳ mà cà rốt còn có tác dụng hạ huyết áp, rất có lợi cho mẹ bầu bị tiểu đường. 

Cà rốt có thể chế biến theo nhiều cách: xào, nấu, ngâm dấm… hoặc làm thành sinh tố, nước ép cũng rất ngon.

Mộc nhĩ
Mộc nhĩ chứa nhiều polysaccharides có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra, hàm lượng protein , carotene, vitamin, chất sắt , natri, kali, canxi và các khoáng chất khác trong mộc nhĩ cũng tương đối cao nên không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu mà còn giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn.

Mướp đắng
Theo các nghiên cứu lâm sàng gần đây, mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) rất có giá trị trong việc chữa trị cao huyết áp. Mướp đắng tươi có thể sử dụng chế biến món ăn hoặc phơi khô để uống trà. Tuy vậy, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng vì có tính hàn.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Chống rạn da bằng dinh dưỡng cho bà bầu

Hầu hết các chị em phụ nữ khi mang thai đều gặp phải vấn đề rạn da, nguyên nhân gây ra rạn da chủ yếu là do tăng cân quá nhanh.Ngoài ra, một số yếu tố dinh dưỡng, chế độ sống cũng có thể làm mô liên kết dưới da (được tạo ra bởi collagen và elastin) bị suy giảm, đứt gãy. Bởi vậy, một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thích hợp cũng sẽ góp phần giúp thai phụ giảm rạn da.
dinh dưỡng cho bà bầu

Không nên ăn cho 2 người
Các bà mẹ khi mang thai đều mang tâm lý phải ăn cho 2 người, ăn càng nhiều, con càng có đầy đủ dưỡng chất để phát triển, điều này sẽ làm bạn tăng cân chóng mặt và kết quả là da xuất hiện những vết rạn.Thực tế, bà bầu chỉ cần ăn thêm khoảng 500 calo mỗi ngày là đủ.

Do đó, để khỏe mạnh bạn nên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không tăng cân nhanh như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, thịt. Việc tăng cân dần dần sẽ giúp hạn chế được da bị căng đột ngột, tránh tình trạng rạn da ở phụ nữ mang thai. Bạn nên tránh chọn thức ăn nhanh, đồ hộp bởi chúng không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu mà còn làm bà bầu mất cân bằng dinh dưỡng và tăng cân nhanh.

Lựa chọn thực phẩm tốt cho da:
Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp mẹ bầu có đủ vitamin và dinh dưỡng giúp cải thiện độ đàn hồi của da, ngăn ngừa vết rạn da hình thành. Bạn nên thêm các thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày:

- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng, bảo vệ da như rau chân vịt, dâu tây, trái cây, rau tươi..
- Thực phẩm chứa vitamin E giúp bảo vệ màng tế bào da bao gồm các loại hạt, bơ, bông cải xanh, rau xanh.
- Thực phẩm chứa vitamin A giúp sửa chữa các mô da: Cà rốt, khoai lang, bí, ớt chuông đỏ
.- Thực phẩm chứa omega 3 giúp giữ màng tế bào khỏe mạnh, làm sáng da như cá, dầu cá, óc chó, trứng, hàu.

Uống nhiều nước:
Độ đàn hồi, mềm mại của da phụ thuộc vào lượng nước bạn cung cấp cho da mỗi ngày. Nếu thường xuyên để mất nước da sẽ khô, cấu trúc dễ bị phá cỡ dẫn đến rạn nứt.

Các bà bầu nên uống khoảng 3 – 4 lít nước (tương đương với 10 - 12 cốc nước) mỗi ngày. Nếu là mùa hè thì cần uống thêm 1 - 2 ly nữa (11 - 13 cốc) để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi.

Tập thể dục khi mang thai
Tập thể dục giúp không chỉ giúp bạn tránh được tình trạng tăng cân quá nhiều, có vóc dáng thon gọn mà còn giúp bạn duy trì độ đàn hồi của da, có một làn da khỏe mạnh hơn. Với phụ nữ mang thai thì chỉ nên tập các môn nhẹ nhàng như các bài tập kegel, yoga, bơi lội sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh mệt mỏi và giúp da săn chắc.

Bôi kem chống rạn da
Để tăng cường hiệu quả chống rạn, bạn có thể chọn các loại kem có công dụng dưỡng ấm và chống rạn. Kem chống rạn có thành phần dưỡng ẩm giúp da mềm mại, collagen và elastin giúp da tăng độ đàn hồi, phục hồi và chống rạn. Kết hợp việc ăn uống (bổ trong) với kem chống rạn da (bôi ngoài) sẽ tạo hiệu ứng cộng hưởng giúp bạn chăm sóc da tốt nhất.

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Chế độ dinh dưỡng cho người gầy

Trong khi nhiều người vật lộn với việc kiểm soát cân nặng, ăn uống, tập luyện làm sao để không bị tăng cân thì lại có rất nhiều người muốn làm thế nào để tăng cân nhanh chóng. Tuy nhiên tăng cân không phải là việc dễ dàng. Sau đây là chế độ dinh dưỡng cho người gầy để có thề giúp bạn tăng cân hiệu quả.

Để có thể tăng cân, bạn cần được ăn uống đủ chất, thực phẩm đưa vào cơ thể cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng. Đó là nền tảng tốt nhất cho một quá trình tăng cân bền vững và cơ thể khỏe mạnh. Bạn cần ăn thêm 1-3 bữa phụ. Các bữa này xen kẽ các bữa chính với cốc sữa, bát chè, củ khoai... Nếu không dị ứng với loại thức ăn nào, bạn nên dùng nhiều loại thực phẩm trong ngày.
dinh dưỡng cho người gầy

Để có chế độ dinh dưỡng cho người gầy tốt, người gầy cần ăn đa dạng các loại thức ăn để cung cấp cả đạm động vật, thực vật, bạn cũng cần ăn nhiều rau, trái cây... để bổ sung các chất xơ, vitamin hỗ trợ quá trinh tiêu hóa; không ăn vặt ngay trước bữa chính; hạn chế ăn đồ ăn nhanh thay bữa chính; không bỏ bữa, đặc biệt bữa sáng. Nếu không ăn được nhiều, bạn có thể dùng nhiều món trong cùng một bữa. Chẳng hạn sau bữa chính bạn có thể dùng thêm nửa ly sữa hoặc trái cây. Bạn có thể bổ sung hàng ngày một loại thực phẩm chức năng cực kỳ giàu dưỡng chất mà hoàn toàn tự nhiên là Tảo Mặt trời Spirulina. Với những người gầy, Tảo Mặt trời chắc chắn sẽ là một giải pháp toàn diện, vì nó có thành phần dinh dưỡng và bổ sung nhiều khoáng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó các loại hạt cũng là nguồn cung cấp protein không thể thiếu cho cơ thể.

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, những người gầy cũng cần đi khám sức khỏe định kỳ, vì nếu mắc một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, nhiễm kí sinh trùng, rối loạn cân bằng hoóc môn hoặc mắc một bệnh mạn tính nào đó... cũng là nguyên nhân làm cân nặng không tăng. Nếu có dấu hiệu bị một trong những bệnh này, những người gầy nên đi khám chuyên khoa và điều trị triệt để nhằm giúp cân nặng tăng tốt hơn.

Chế độ sinh hoạt cho người gầy cũng ảnh hưởng nhiều đến cân nặng, nếu bạn thường ngủ ít (ngủ không đủ 7-8 tiếng/ ngày) và đi ngủ muộn, uống nhiều cà phê, không ăn điều độ 3 bữa/ngày, có thói quen bỏ bữa sẽ dẫn đến tình trạng ăn không đủ lượng calo cần thiết trong ngày, ăn vặt thường xuyên, thì cần thay đổi lại để cải thiện cân nặng. Ngoài ra người gầy muốn tăng cân nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cũng là một việc rất cần thiết để tăng cân. Tuy nhiên bạn nên theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những thuốc gây dị ứng hoặc phản ứng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn