Pages

Cơ sở chuyên sản xuất thiết bị và đồ chơi mầm non
Điện thoại: 0961.246.116 * 0421.207.666
Web tham khảo: http://dochoihahuy.com/
Văn phòngsố 20A Xóm Cầu, phố Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Xưởng sản xuất: Lô E7 Cụm KCN Hà Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Sinh mổ và những điều cần biết khi mang thai

Mổ đẻ là một phẫu thuật thông thường hay gặp trong sản khoa. Ðây là một biện pháp kỹ thuật, có những chỉ định và yêu cầu cụ thể về chuyên môn mà người bác sĩ chỉ tiến hành khi việc đẻ tự nhiên theo đường âm đạo không bảo đảm an toàn cho mẹ hoặc con, hoặc cho cả mẹ và con. Mổ đẻ có thể xảy ra trước khi chuyển dạ, người mang thai đã được chuẩn bị ngay từ khi chưa chuyển dạ rằng họ không thể đẻ tự nhiên được mà phải mổ, do đó trước khi chuyển dạ, cần thiết phải chọn cơ sở y tế có thể mổ đẻ để an toàn.

mổ đẻ


Những trường hợp nào chắc chắn không thể đẻ đường dưới một cách tự nhiên

- Ðó là con to, không tương xứng với khung xương chậu của người mẹ.

- Ngôi ngang hay ngôi vai

- Người đã mổ đẻ một lần do khung chậu hẹp hoặc do có mổ tạo hình ở cổ tử cung hay âm đạo, âm hộ trước.

Người bị suy tim đã được theo dõi điều trị và báo trước khi đẻ phải mổ.

Nhiều trường hợp mổ đẻ phải tiến hành cấp cứu, khi sản phụ đang chuyển dạ mà bị:

- Sa cuống nhau sau vỡ ối, trong ngôi ngược (ngôi mông): Nếu không kịp thời mổ đẻ, ngôi chèn trên cuống nhau, làm cho máu của mẹ không chuyển qua thai, thai nhi sẽ chết khi để chờ đẻ đường dưới.

- Ra máu nhiều nhưng cổ tử cung chưa mở trong nhau tiền đạo, nhau bong non, nếu không mổ đẻ để lấy con ra kịp thời thì con sẽ bị ngạt và mẹ không cầm máu được, mất máu nhiều mẹ có thể bị choáng, bị chết vì rối loạn đông máu.

- Mẹ bị sản giật do bệnh nhiễm độc thai nghén mà điều trị nội khoa không giảm cơn, mổ đẻ để vừa cứu con khỏi bị ngạt, vừa cứu mẹ khỏi ảnh hướng của nhiễm độc cấp, tránh được biến chứng não, giảm được tử vong.

- Mổ đẻ còn tiến hành khi có những rối loạn cơn co, rối loạn tim thai mà điều chỉnh bằng thuốc không có kết qủa, cổ tử cung mở chậm hoặc phù nề làm cho chuyển dạ kéo dài, hoặc ối vỡ sớm mà cổ tử cung mở chậm, đe dọa viêm nhiễm ối, ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Những trường hợp nào không nên lạm dụng mổ đẻ

Mổ đẻ là cần thiết cho những trường hợp đẻ khó nêu trên, tuy nhiên không nên lạm dụng mổ đẻ để chọn lấy ngày giờ tốt sinh con, hoặc cho là "mổ đẻ là tốt nhất cho thai nhi", là "đẻ cho an toàn" là "không đau và nhanh"... như đang xảy ra trong thực tế hiện nay đang có chiều hướng gia tăng nhiều từ 33% lên 75% với chỉ định là "đẻ khó". Ðây là một hiện tượng "bất thường" mà báo chí ở nhiều nước trên thế giới đã đề cập đến. Sản phụ và gia đình sản phụ cần biết rằng mổ đẻ là phải dùng dao mổ rạch bụng, rạch tử cung, phải dùng thuốc tê và thuốc mê sử dụng trong mổ đẻ, có thể gây nên những phản ứng như suy hô hấp, ngừng thở ở cả mẹ và thai nhi. Riêng đối với thai nhi có những phản ứng bất thình lình ảnh hưởng đến não và thần kinh của bé sau này. Chưa nói đến, nếu lần thai đầu mà mổ đẻ thì những lần thai sau cứ nghĩ rằng phải mổ, do đó không dám đẻ theo đường tự nhiên.

Một số biến cố có thể xảy ra

Đối với mẹ
Biến cố do phẫu thuật như chạm phải các cơ quan lân cận (bàng quang, ruột), khâu phải niệu quản, rò bàng quang – tử cung, rò bàng quang – âm đạo. Chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung tăng nhiều hơn khi gây tê, mê để mổ, chảy máu do rách thêm đoạn dưới. Nhiễm trùng: có thể bị nhiễm trùng vết mổ, tiết niệu, phổi.

Thường gặp là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu. Dính ruột, tắc ruột. Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát. Lạc nội mạc tử cung. Sẹo trên thân tử cung có thể bị nứt trong những lần có thai sau (nứt khi chưa vào chuyển dạ hoặc khi đã vào chuyển dạ). Ngoài ra, trong những lần có thai sau, khả năng sẽ phải mổ lại tăng và nếu sinh ngả âm đạo phải giúp sinh bằng giác hút hoặc forceps để giảm nguy cơ nứt vỡ tử cung.

Đối với bé
Thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê. Bị chạm thương trong khi phẫu thuật. Hít phải nước ối. Trẻ sơ sinh do sinh mổ có nguy cơ suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng do sự can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ, nhất là trẻ được can thiệp sinh mổ ở thời kỳ thai gần đủ tháng (khoảng 37 tuần). Nguyên nhân chủ yếu là do: bệnh màng trong thường gặp ở trẻ sinh non, với tỉ lệ 3/1.000 trẻ sinh mổ ở tuổi thai 37 tuần, gấp 13 lần so với trẻ ở tuổi thai 38 tuần và gấp 30 lần so với trẻ 39 tuần. Tình trạng ứ đọng dịch phế nang và thể tích khí trong lồng ngực của trẻ giảm gần 50% so với trẻ sơ sinh bình thường.

Các mẹ bầu có thể tham khảo thêm bà viết "Kiến thức mẹ bầu cầu biết khi mang thai"

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét

Recommended Posts × +